Tra từ
Tra hán tự
Dịch tài liệu
Công cụ
Từ điển của bạn
Kanji=>Romaji
Phát âm câu
Mẫu câu
Thảo luận
Giúp đỡ
Login
Tra từ
Tra Hán tự
Công cụ
Mẫu câu
Từ điển của bạn
Thảo luận
Đăng nhập
Đăng ký
Câu hỏi
Đặt câu hỏi
Văn hóa giao tiếp tại xứ Phù Tang
+3
phiếu
494
lượt xem
Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa riêng. Trước khi đến mỗi vùng miền hay quốc gia khác chúng ta nên tìm hiểu trước nét văn hóa của họ để dễ dàng “nhập gia tùy tục”. Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tuỳ thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp.
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên...
►Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:
+ Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
+ Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
+ Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.
Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.
Giao tiế
p mắt:
người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như cà vạt, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
S
ự
im l
ặ
ng:
người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.
van-hoa-giao-tiep-tai-xu-phu-tang
đã hỏi
9 Tháng 7, 2014
trong
Văn hóa Nhật Bản
bởi
kimuchi
Xin vui lòng
đăng nhập
hoặc
đăng ký
để trả lời câu hỏi này.
Welcome to Từ điển ABC, where you can ask questions and receive answers from other members of the community.
Tất cả chủ đề
Từ điển ABC
(7)
Từ điển Nhật Việt
(4)
Ngữ pháp tiếng Nhật
(6)
Từ vựng tiếng Nhật
(16)
Hán tự - Kanji
(6)
Mẫu câu Nhật Việt
(7)
Đọc hiểu tiếng Nhật
(7)
Tài liệu tiếng Nhật
(6)
Văn hóa Nhật Bản
(34)
Từ điển Việt Nhật
(4)
Từ điển Anh Việt
(1)
Từ điển Việt Anh
(0)
Tài liệu luyện thi N1
(3)
Tài liệu luyện thi N2
(2)
Tài liệu luyện thi N3
(3)
Tài liệu luyện thi N4
(0)
Tài liệu luyện thi N5
(0)
Others
(8)
Tag phổ biến nhất
doc-hieu-tieng-nhat
hán-tự
tu-vung-tieng-nhat-bang-hinh-anh
van-hoa-ung-xu-cua-nguoi-nhat
từ
...